Xe máy chuyên dùng là gì? Các quy định cần biết về xe chuyên dùng
Xe máy chuyên dùng là một trong những loại phương tiện thường xuyên xuất hiện trong đời sống hiện nay nhưng không phải ai cũng biết rõ về loại xe này. Vậy xe máy chuyên dùng là gì, có những loại nào phổ biến hiện nay? Trong bài viết dưới đây maychasondon.com sẽ giải thích kỹ hơn cho bạn.
Xe máy chuyên dùng là gì?
Xe máy chuyên dùng là khái niệm nói chung cho những phương tiện xe máy thường được sử dụng trong các công trình thi công hoặc những phương tiện xe máy được sử dụng phục vụ trong nông nghiệp hoặc lâm nghiệp hiện nay. Ngoài ra, xe máy chuyên dùng còn bao gồm cả những phương tiện xe máy được sử dụng trong an ninh quân đội, tham gia giao thông đường bộ hàng ngày.
Như vậy, khác với các phương tiện giao thông đường bộ bình thường khác, xe máy chuyên dùng thường được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt nên hình dáng và kích thước của nó cũng rất khác biệt so với các loại xe khác.
Các loại xe máy chuyên dùng là gì?Các loại xe máy chuyên dùng hiện nay
Theo quy định tại Khoản 20 Điều 3 Bộ Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe máy chuyên dùng gồm các loại xe sau đây:
“20. Xe máy chuyên dùng bao gồm xe máy xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp, thi công và các loại xe đặc chủng khác được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và được tham gia giao thông đường bộ.”
Dựa vào tên các loại xe chuyên dùng đã được quy định như trên, có thể chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm xe máy tham gia thi công: Là các loại xe được dùng để phục vụ cho những công việc thi công công trình xây dựng. Ví dụ như: Máy thi công nền móng công trình, máy thi công mặt đường, máy đặt ống,…
- Nhóm xe máy sử dụng trong nông – lâm nghiệp: Là các loại xe phục vụ cho các công việc trong hoạt động nuôi trồng nông – lâm sản. Ví dụ: xe máy kéo chuyên dụng bánh xích, xe máy kéo chuyên dụng bánh lốp…
- Nhóm xe máy phục vụ cho quốc phòng, an ninh: Là dòng xe máy phân khối lớn được người làm trong ngành công an, quân đội sử dụng khi đi thi hành nhiệm vụ.
Xe máy chuyên dùng liệu có được tham gia giao thông hay không?
Nhiều người cho rằng xe máy chuyên dùng không tham gia giao thông nhưng theo Quy định thì vẫn có những loại xe có thể tham gia giao thông nếu đáp ứng được những điều kiện đã được quy định như sau.
“Các loại xe chuyên dùng khi được đưa vào lưu thông cũng cần phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đã được quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ như sau:
- Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật cũng như bảo vệ môi trường như: Đầy đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; có đèn chiếu sáng;…
- Phải được đăng ký cũng như gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Chỉ hoạt động trong phạm vi quy định, phải bảo đảm được an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
- Việc lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân thủ theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng
Ngày 12/6/2019, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng
Theo thông tư, hồ sơ đăng ký xe máy chuyên dùng lần đầu bao gồm: Tờ khai đăng ký xe máy chuyên dùng theo mẫu số 2 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này; Bản chính giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
Xe máy chuyên dùng được tạm nhập, tái xuất thuộc các chương trình dự án của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, các dự án ODA đầu tư tại Việt Nam phải thực hiện đăng ký có thời hạn. Hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đăng ký có thời hạn xe máy chuyên dùng theo mẫu số 3 của Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực); Bản chính giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 3 Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này; Bản chính giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, trường hợp kết quả kiểm tra trong Biên bản đạt yêu cầu, Sở Giao thông Vận tải cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số và vào Sổ quản lý đăng ký xe máy chuyên dùng.
Danh mục các loại xe chuyên dùng phải kiểm định
Cũng theo Thông tư số 22/2019/TT-BGTVT ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải những loại xe chuyên dùng dưới đây phải trải qua kiểm định
I. Xe máy thi công
1. Máy làm đất:
a) Máy đào:
- Máy đào bánh lốp,
- Máy đào bánh xích,
- Máy đào bánh hỗn hợp;
b) Máy ủi:
- Máy ủi bánh lốp,
- Máy ủi bánh xích,
- Máy ủi bánh hỗn hợp;
c) Máy cạp;
d) Máy san;
đ) Máy lu:
- Máy lu bánh lốp,
- Máy lu bánh thép,
- Máy lu bánh hỗn hợp.
2. Máy thi công mặt đường:
a) Máy rải vật liệu;
b) Máy thi công mặt đường cấp phối;
c) Máy thi công mặt đường bê tông xi măng;
d) Máy trộn bê tông át phan;
đ) Máy tưới nhựa đường;
e) Máy vệ sinh mặt đường;
g) Máy duy tu sửa chữa đường bộ;
h) Máy cào bóc mặt đường.
3. Máy thi công nền móng công trình:
a) Máy đóng cọc;
b) Máy khoan.
4. Các loại máy đặt ống.
5. Các loại máy nghiền, sàng đá.
6. Các loại xe máy thi công chuyên dùng khác,
II. Xe máy xếp dỡ
1. Máy xúc:
a) Máy xúc bánh lốp;
b) Máy xúc bánh xích;
c) Máy xúc bánh hỗn hợp;
d) Máy xúc ủi.
2. Các loại xe máy nâng hàng.
3. Cần trục:
a) Cần trục bánh lốp (trừ cần trục lắp trên ôtô sát xi);
b) Cần trục bánh xích.
4. Các loại xe máy xếp dỡ chuyên dùng khác.
III. Xe máy chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp
IV. Xe máy chuyên dùng lâm nghiệp.
Máy tưới nhựa đường
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về xe máy chuyên dùng cũng như các quy định liên quan đến phương tiện này. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét